Chia sẻ và mở lòng

Chia sẻ và mở lòng trong giao tiếp với bạn bè là hai yếu tố quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Khả năng này không chỉ làm cho cuộc giao tiếp trở nên hiệu quả hơn mà còn giúp xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và đáng tin cậy với người khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc chia sẻ và mở lòng trong giao tiếp và cách chúng có thể cải thiện cuộc sống của chúng ta.

  1. Chia sẻ trong giao tiếp

Chia sẻ trong giao tiếp không chỉ đơn giản là việc truyền đạt thông tin, mà nó còn là cách chúng ta thể hiện bản thân và tạo dựng kết nối đáng giá với người khác thông qua việc chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm cá nhân. Điều này mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho tất cả các phía liên quan trong quá trình giao tiếp.

Một trong những khía cạnh quan trọng của việc chia sẻ trong giao tiếp là khả năng xây dựng kết nối tinh thần. Điều này làm cho cuộc giao tiếp trở nên ấm áp, gần gũi và đáng nhớ hơn. Khả năng thấu hiểu và đồng cảm từ đối tác giao tiếp có thể làm cho chúng ta cảm thấy được quan tâm và kết nối mạnh mẽ hơn.

Chia sẻ trong giao tiếp cũng giúp giải quyết các vấn đề tinh thần và tâm lý cá nhân. Khi chúng ta chia sẻ những căng thẳng, lo lắng hoặc áp lực của cuộc sống, chúng ta có cơ hội thả lỏng tâm trí, giảm bớt căng thẳng, và cải thiện tình hình tinh thần. Nói chuyện về những khó khăn cá nhân có thể giúp chúng ta tìm kiếm sự hỗ trợ và lời khuyên từ người khác, giúp chúng ta vượt qua những thách thức một cách hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc chia sẻ cũng có thể thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Khi chúng ta thảo luận về những ý tưởng, mục tiêu và hoài bão của mình, chúng ta có thể nhận được ý kiến phản hồi xây dựng từ người khác. Điều này giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, tìm kiếm cơ hội mới và phát triển bản thân một cách sáng tạo.

Trong tất cả các trường hợp, quan trọng nhất là việc thực hiện chia sẻ một cách chân thành và trung thực. Không nên che giấu hoặc biến đổi sự thật, và luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Việc này giúp tạo nên một môi trường giao tiếp tích cực, xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy và làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên đáng giá hơn.

  1. Mở lòng trong giao tiếp

Mở lòng trong giao tiếp đòi hỏi sự sẵn sàng lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác, thậm chí khi chúng khác biệt hoàn toàn với của chúng ta. Điều này không chỉ tạo ra sự hiểu biết và đồng cảm, mà còn khám phá thêm những cơ hội mới và cách nhìn nhận khác về thế giới xung quanh. Khi mở lòng, chúng ta trở nên linh hoạt hơn trong giải quyết xung đột và thấu hiểu sâu sắc hơn về nhu cầu và mong muốn của người khác.

Mở lòng cũng có thể áp dụng vào việc chấp nhận sự thay đổi và phát triển bản thân. Không sợ thử nghiệm điều mới mẻ hoặc thay đổi quan điểm có thể giúp chúng ta trở nên sáng tạo và tiến xa hơn trong sự nghiệp và cuộc sống cá nhân. Mở lòng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và làm cho cuộc sống trở nên thú vị hơn và giúp chúng ta phát triển kỹ năng và kiến thức đa dạng.

Đối với Công Giáo chúng ta thì Chúa có dạy ta những điều gì nói về sự chia sẻ và mở lòng không?

Sống giữa đời thường, chúng ta ít nhiều đã gặp được những sự may mắn hay những điều làm ta hài lòng. Tuy nhiên, cuộc sống có mặt trái của nó. Không ít lần, chúng ta cũng gặp phải những chuyện không vui hay những chuyện khiến ta ở tình thế lưỡng nan, nhất là những chuyện không may xảy cho ta hoặc cho người khác.

Vậy trước những sự việc như thế, điều gì giúp chúng ta hành xử để vừa giải quyết được chuyện của mình vừa giúp ích cho người khác mà không làm cho họ cảm thấy bị tổn thương? Thưa, đó là sự tế nhị. Sự tế nhị trong tình thương sẽ giúp cho tình huống giảm đi không khí ngột ngạt của sự việc, đồng thời cũng giúp cho thiện ích chung được thực hiện. Chính trong ý nghĩa này mà tôi muốn chia sẻ đôi dòng suy niệm về sự tế nhị, ngang qua hành động chữa lành của Đức Giêsu cho một anh vừa điếc vừa ngọng ở trong đoạn Tin Mừng (Mc 7, 31-37).

Tin mừng: Mc 7,31-37

31 Khi ấy, Đức Giê-su bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh.

32 Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh.

33 Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh.

34 Rồi Người ngước mắt lên trời, thở dài và nói: Ép-pha-tha, nghĩa là: hãy mở ra!

35 Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng.

36 Đức Giê-su cấm họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng cấm, họ càng đồn ra.

37 Họ hết sức kinh ngạc, và nói: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.”

 

Duy chỉ có Tin Mừng Mác-cô thuật lại việc Chúa Giê-su chữa lành một người bị câm điếc. Người thực hiện phép lạ này tại miền Thập Tỉnh, nơi cư dân hầu hết là dân ngoại. Người đã chữa bệnh câm điếc như sau: đặt ngón tay vào tai anh ta, bôi nước miếng vào lưỡi anh ta, ngước mắt lên trời cầu nguyện, rên lên một tiếng và nói “Ép-pha-tha!”-“Hãy mở ra!” Lập tức bệnh nhân được chữa lành: tai anh ta đã mở ra để nghe được và lưỡi anh ta đã được tháo cởi sợi dây ràng buộc để nói được rõ ràng.

Cử chỉ Chúa Giêsu trong phép lạ chữa lành người câm điếc, đã có một thời được Giáo Hội lặp lại khi cử hành Bí tích Rửa tội. Thật thế, Bí tích Rửa tội cũng là một phép lạ trong đó chúng ta được chữa lành và tái sinh trong đời sống mới. Trong phép lạ này, Chúa Giêsu cũng nói với mỗi người chúng ta: Ephrata, Hãy mở ra. Hãy mở lớn đôi tai để nghe được tiếng Ngài trong từng biến cố, từng giây phút của cuộc sống. Hãy mở rộng con tim và đôi tay để cảm thông và chia sẻ với người khác. Hãy mở miệng để cảm tạ, chúc tụng và loan báo tình thương Chúa; để nói những lời của yêu thương và hòa bình, của cảm thông và tha thứ.

Một câu hỏi được đặt ra ở đây là: tại sao Đức Giêsu phải kéo anh vừa điếc vừa ngọng kia ra khỏi đám đông để chữa mà không chữa ngay chỗ đó? Hành động của Đức Giêsu cho ta thấy rằng, một đàng, Ngài muốn tỏ ra mình như một thầy thuốc thông thường, như: đặt ngón tay vào lỗ tai và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi, để loại bỏ đi quan niệm của người Do-thái đang có về Đấng Mêsia, một Đấng có quyền năng bằng những việc lạ lùng và hiển hách; đàng khác, Ngài muốn làm cho dân chúng tin vào Ngài một cách tiệm tiến.

Bởi vì Ngài biết rằng, tin vào một điều gì đó đòi hỏi phải trải qua một tiến trình từ từ, nhất là trong bối cảnh tôn giáo thời ấy. Vì thế, sau khi chữa lành bệnh, Ngài cấm họ không được nói với ai khác về chuyện vừa xảy ra. Rõ ràng, hành động và cách thức chữa lành của Chúa Giêsu nói lên một cử chỉ rất tế nhị. Điều này minh chứng rằng, lối hành xử tế nhị của Chúa Giêsu xuất phát từ một tình thương và một sự quan tâm dành cho người khác.

Thực vậy, nếu không yêu thương và quan tâm đến ai, ta sẽ chẳng cần phải suy nghĩ để tìm ra một lối hành xử sao cho tốt với người ấy. Người ấy có bị sao, có gặp chuyện gì không may, hay có như thế nào, ta cũng chẳng để tâm suy nghĩ.

Trong Tin Mừng, ta gặp rất nhiều lối hành xử tế nhị của Chúa Giêsu. Chẳng hạn như ở bữa tiệc ly, Đức Giê-su đã không nói thẳng kẻ phản bội là ai, vì Ngài sợ các môn đệ của mình chia rẽ nhau. Thay vào đó, Ngài đã tế nhị làm gương bằng cách rửa chân cho các ông nhằm dạy các ông bài học về sự yêu thương, phục vụ và tha thứ.

Hay một chỗ khác, khi trò chuyện với Phêrô trên bờ biển bồ Tibêria sau khi đã Phục Sinh, Chúa Giê-su không đưa chuyện cũ ra để khỏi làm ông khó xử. Với tư cách là người thầy, Chúa Giê-su có quyền hỏi chuyện cũ, nhưng thay vào đó, Ngài tế nhị hỏi một câu hỏi ngọt ngào hơn, thấm thía hơn “Con có yêu mến Ta không?”. Câu hỏi của Chúa Giê-su có thể làm cho Phêrô đau một tí, nhưng nó chữa lành chứ không làm vết thương ông sẵn có nhức nhối thêm. Bắt chước sự tế nhị của Chúa Giê-su, Hồng y Nguyễn Văn Thuận cũng hành xử tương tự, trước sự ngột ngạt của nhà tù và nghiêm ngặt của lính canh, ngài vẫn tỏ ra là một người tế nhị.

Nhờ sự tế nhị và tôn trọng tha nhân, ngài đã xây dựng được tình liên đới mà ở đó, cả hai bên đều tìm thấy niềm vui và bình an. Như thế, sự tế nhị, tự bản chất đã hướng về điều tích cực. Vậy nên, đây là một điều rất tốt để mỗi nhà thừa sai Vinh Sơn học hỏi, vì những nhà thừa sai thường xuyên đối mặt với những điều khó khăn cả cho chính mình và tha nhân.

Ngang qua hành động chữa lành cho anh vừa điếc vừa ngọng, Đức Giê-su đã nêu gương cho chúng ta về sự tế nhị trong hành xử. Gương sáng này như lời nhắc nhở chúng ta cần nhìn lại cách cư xử của mình với tha nhân, nhất là với người nghèo, bởi vì người nghèo là “ông chủ khó tính”.

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta mở rộng tâm hồn đón nhận Lời Hằng Sống của Chúa, chính Ngài là lương thực mang lại sự sống đích thực cho chúng ta. Xin cho sự sống ấy tràn ngập tâm hồn chúng ta để chúng ta lớn lên trong tình yêu Chúa và không ngừng yêu thương, liên đới, chia sẻ với mọi người xung quanh.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline